Tin nhanh, tin moi trong ngay, tin tuc 24h

TRỞ LÊN ĐẦU TRANG

Phạm nhân được hút 10 bao mỗi tháng

01:40 |

Mỗi tháng, phạm nhân được phép hút 10 bao thuốc lá hoặc 0,3 kg thuốc lá dạng sợi.

Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng cục VIII) - Bộ Công an vừa ban hành Quy định số 1065/QyĐ-C81 về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá và một số quy định về việc hút thuốc lá đối với phạm nhân ở trại giam, trại tạm giam, trại viên ở cơ sở giáo dục bắt buộc. Quy định này ngoài việc tuyên truyền cho phạm nhân hiểu được tác hại của thuốc lá thì cũng nêu rõ số lượng thuốc lá phạm nhân được hút và khu vực hút thuốc dành cho họ.

Được hút 10 bao thuốc lá/tháng

Theo đó, phạm nhân và trại viên từng thường xuyên sử dụng thuốc lá phải đăng ký với cán bộ quản giáo. Sau đó, cán bộ quản giáo có trách nhiệm kiểm tra từng trường hợp, lập danh sách báo cáo lãnh đạo phụ trách phân trại, phân khu duyệt để tránh xảy ra trường hợp không sử dụng thuốc lá nhưng vẫn đăng ký để nhằm mục đích khác.

Mỗi tháng, phạm nhân, trại viên được sử dụng không quá 10 bao thuốc lá điếu hoặc 0,3 kg thuốc lá dạng sợi. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mà thủ trưởng đơn vị quy định biện pháp kiểm soát đối tượng sử dụng và nguồn cung cấp thuốc lá.

pham nhan duoc hut 10 bao moi thang

Phạm nhân cải tạo tại trại giam Z30, Bình Thuận

Các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc phải quy định khu vực hút thuốc lá cho phạm nhân, trại viên nhưng phải bảo đảm an toàn về cháy nổ và không ảnh hưởng đến sinh hoạt của những phạm nhân khác.

Đối với phạm nhân, trại viên lao động ở khu sản xuất và các điểm sản xuất lẻ ở các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc thì khu vực hút thuốc do giám thị quyết định nhưng phải bảo đảm phù hợp, thuận tiện cho công tác quản lý, theo dõi và an toàn cháy nổ. Phạm nhân, trại viên chỉ được hút thuốc lá vào thời gian nghỉ giải lao hoặc hết giờ lao động.

Mỗi đơn vị trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập ban chỉ đạo công tác phòng chống tác hại của thuốc lá nhằm giúp phạm nhân, trại viên thấy được tác hại của thuốc lá để tự nguyện hạn chế và từ bỏ việc sử dụng thuốc lá. Ban chỉ đạo do giám thị làm trưởng ban, ngoài ra còn có các phó giám thị, đội trưởng đội tham mưu, đội trưởng các đội nghiệp vụ, đội y tế - môi trường, đại diện hội phụ nữ, đoàn thanh niên tham gia.

Lo lắng chất gây nghiện trá hình

Theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có những quy định cụ thể nhằm khuyến cáo ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe của bản thân người hút, gia đình và cộng đồng.

Phạm nhân là người bị phạt tù vì những vi phạm pháp luật hình sự, họ chỉ bị hạn chế một số quyền công dân chứ không có quy định nào cấm họ hút thuốc lá.

Vì thế, những người nghiện thuốc được quyền hút thuốc ở những nơi được phép với liều lượng được quy định. Giám thị phải có trách nhiệm kiểm soát chặt, tuyên truyền cho họ giảm dần, tiến tới bỏ hẳn thuốc lá.

"Cái khó của vấn đề là làm sao để biết được người nào có nhu cầu thật sự về thuốc lá để tránh việc lợi dụng chủ trương rồi thực hiện hành vi mua bán thuốc lá giữa các phạm nhân trong trại giam? Đặc biệt, làm sao để không bị lợi dụng việc hút thuốc lá rồi đưa những chất gây nghiện trá hình vào trại giam?" - bà Thu nhấn mạnh.

Còn theo tiến sĩ Trương Văn Vỹ, giảng viên xã hội học tội phạm Trường Đại học KHXH - NV TP HCM, việc quy định rõ số lượng, nơi phạm nhân được hút thuốc thể hiện quyền của phạm nhân, đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của họ, thể hiện sự quan tâm của các cơ quan chức năng, giúp phạm nhân thoải mái để cải tạo tốt hơn. Tuy nhiên, cũng nên suy nghĩ thêm việc bên ngoài xã hội đang kêu gọi hạn chế hút thuốc thì trong tù phạm nhân được hút thuốc cũng như biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh phát sinh những hệ quả tiêu cực.

Luật không cấm

Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích theo Luật Thi hành án hình sự năm 2011, phạm nhân ngoài việc được hưởng chế độ ăn, ở, sinh hoạt theo quy định, họ còn được nhận quà từ thân nhân (trừ trường hợp quà, đồ vật thuộc danh mục cấm). Theo Thông tư 58/2001/TT-BCA ngày 9/8/2011 của Bộ Công an quy định về danh mục đồ vật cấm đưa vào trại giam, có 11 loại đồ vật thuộc trường hợp cấm nhưng không có thuốc lá.

Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân, tại khoản 3 điều 8 cấm phạm nhân sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác nhưng không bao gồm thuốc lá.

Do đó, việc Tổng cục VIII Bộ Công an ban hành Quy định số 1065/QyĐ-C81 là không trái với các văn bản pháp luật. Vấn đề là việc kiểm tra, kiểm soát phải làm thật tốt mới mong tránh được tình trạng phạm nhân trục lợi và tuồn ma túy vào trại giam.

Tags:bọc răng sứ,nha khoa hà nội,du hoc my 
Read more…

Người nước ngoài sống sót vụ máy bay rơi tại VN hội ngộ ân nhân

20:44 |
Người duy nhất sống sót trong tai nạn máy bay thảm khốc cách đây hơn 20 năm ở thung lũng Ô Kha, tỉnh Khánh Hòa đã cùng con gái trở lại nơi này, hội ngộ các ân nhân trong niềm vui.

Người nước ngoài sống sót vụ máy bay rơi tại VN hội ngộ ân nhân

Nạn nhân trong vụ rơi máy bay MH17 từng là hoa khôi ở Hà Nội Công bố nguyên nhân vụ rơi máy bay ở Hòa Lạc

Ngày 13/8, bà Annette Herfkens, người duy nhất sống sót trong tai nạn máy bay thảm khốc làm thiệt mạng 30 người ở thung lũng Ô Kha, xã Sơn Trung (Khánh Sơn, Khánh Hòa) ngày 14/11/1992 đã cùng con gái trở lại Khánh Sơn. Cùng đi có thân nhân một số nạn nhân của chuyến bay đó và chuyến trực thăng MI-8 đi cứu hộ bà Annette.

Annette Herfkens sinh năm 1961 tại Maracaibo, Venezuela, cha mẹ là người Hà Lan. Bà lớn lên ở Hà Lan, theo học Đại học Leiden, sau đó làm việc trong ngành ngân hàng.

Tháng 11/1992, Annette đến Việt Nam để đi nghỉ cùng chồng chưa cưới, một thương nhân Hà Lan tên là Willem van der Pas. Sáng ngày 14/11/1992, họ cùng đi trên chiếc máy bay Yak40 VN-A449, của Việt Nam Airlines, số hiệu VN-474 từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Nha Trang.

Khi còn cách Nha Trang 6 phút bay, máy bay đã đâm vào núi ở thung lũng Ô Kha, xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, làm 30 người trên máy bay thiệt mạng, duy nhất Annette Herfkens sống sót. Annette đã trải qua gần tám ngày một mình trong rừng, giữa những người chết, và sống sót nhờ nước mưa.

Trong cuốn sách "Turbulence, A Survival Story" xuất bản tháng 1/2014, Annette mô tả cách bà sống sót, chuyện bà được giải cứu và chuyến quay lại Việt Nam lần đầu tiên năm 2006, để leo lên thung lũng Ô Kha, nơi bà từng phải đối mặt với cái chết...

Từ ngày 11/8, Annette cùng con gái Joosie Lupa sang Việt Nam để ra mắt bản tiếng Việt của cuốn sách: 192 hours giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh.

Ngày 21/11/1992, ông Cao Văn Hạnh, Trưởng công an xã Sơn Trung là người đầu tiên phát hiện Annette còn sống. Năm 2006, Annette lần đầu tiên trở lại Khánh Sơn, lên tận nơi máy bay rơi ở thung lũng Ô Kha, ông Hạnh là người dẫn đường cho Annette.

Tình cờ trong một quán cà phê ở xã Sơn Trung, Annette gặp lại ông Hoàng Trọng Những, một trong 4 người cáng võng bà Annette từ Ô Kha xuống chân núi, từ mờ sáng ngày 22/11/1992 đến trưa cùng ngày.

Chiều ngày 21/11/1992, một máy bay MI-8 từ Nha Trang lên Khánh Sơn đón bà Annette đã gặp nạn ở nơi cách thung lũng Ô Kha khoảng 5km, toàn bộ 7 người trên máy bay này thiệt mạng, gần một tháng sau thi thể họ mới được tìm thấy.

Ngày 13/8, cùng Annette lên Khánh Sơn có bà Nguyễn Thị Lan, vợ cố cơ trưởng máy bay MI-8 Nguyễn Quang Vinh, bà Hồ Thu Thủy, vợ cố cơ trưởng máy bay YAK40 Lưu Công Lương, bà Bùi Thị Miến, vợ cố nhân viên hàng không máy bay MI-8 Mai Văn Tăng.

Do tình hình sức khỏe chưa tốt, đường rừng khó đi, nên mọi người chưa thể thực hiện chuyến lên tận nơi hai máy bay rơi.
Read more…

Cựu sinh viên với gánh hàng rong

20:40 |
Cứ 6h sáng mỗi ngày, Võ Văn Toản (cựu sinh viên ngành Tâm lý học, trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội) lại dựng chiếc Dream trên vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TPHCM. Cậu thoăn thoắt gỡ hộp xốp, cắt bánh cuốn, thái giò lụa...

Từng vị khách quen dừng xe. Chỉ trong một phút, Toản đã làm xong hộp bánh cuốn, trao cho khách và nhận 15.000 đồng...

Bon chen phố thị

Vốn liếng cố định bỏ ra cho hàng bánh ướt của Toản chỉ là một chiếc thùng gỗ trị giá 500.000 đồng. Toản chia sẻ: "Vào Sài Gòn đã 2 tháng, mình chọn bán bánh ướt vì gánh hàng đơn giản mà thu nhập cũng khá, chỉ có nhược điểm là phải làm nhiều việc tỉ mỉ.

Chỉ trong một phút, Toản làm xong hộp bánh ướt giá 15.000 đồng

Chỉ trong một phút, Toản làm xong hộp bánh ướt giá 15.000 đồng.

Cứ 5h30 sáng, mình dậy, ra chợ đầu mối mua giá, bánh cuốn, chả chiên, bánh cống... Đứng trên vỉa hè từ 6h - 9h, mình bán được khoảng 20 - 40 hộp, thu lời từ 160.000 - 480.000 đồng. Chiều về, mình lại chuẩn bị những thứ lặt vặt cho gánh hàng ngày mai như nhặt rau thơm, pha nước mắm...".

Toản chia sẻ: "Lần đầu tiên mình bán bánh ướt, không biết "luật giang hồ", đứng ngay chỗ đông đúc, vốn có người trả tiền bao trọn gói. Đang bán tốt thì bị người khác hăm dọa, quăng đồ đạc xuống đường. Sau này, chuyển về chỗ vắng người hơn, mới yên ổn".

Toản kể thêm: "Ở đây, bảo vệ dân phố, công an đi dẹp hàng rong 3 lần/ngày. Tình thế bắt buộc thì phải làm chứ chắc không ai muốn bán rong trên vỉa hè để mà thấp thỏm. Nhưng người ta cũng thông cảm cho hoàn cảnh mưu sinh như mình nên chỉ khi nào lấn vỉa hè quá đáng hay có đoàn kiểm tra, họ mới đảo qua để dẹp".

Nối lại giấc mơ

22 tuổi, đúng ra, Toản chuẩn bị nhận bằng tốt nghiệp ngành Tâm lý học nếu cậu không tạm ngưng đến giảng đường từ cuối năm thứ hai. Bươn chải đường phố suốt 2 năm giúp Toản hiểu sâu sắc ý nghĩa của trường lớp. Toản nói: "Khi còn đi học, mình cảm thấy môi trường đại học quá chán, không làm mình hạnh phúc.

Đó là sai lầm lớn nhất đời. Kiến thức chỉ là một phần. Phần giá trị nhất chính là không gian để thử sức và các bạn bè để chia sẻ. Khi còn đi học, sinh viên có thể nảy ra ý tưởng, trao đổi giấc mơ, cùng nhau làm thử, cho dù có sai cũng học được kinh nghiệm. Lao vào mưu sinh như lúc này, mình cảm thấy rất cô độc khi không có bạn bè, không có môi trường học hỏi. Sáng mở mắt dậy, bán đến trưa, chiều về chuẩn bị nguyên liệu, cuộc sống không cộng đồng như một vòng tròn luẩn quẩn buồn bã".

9h sáng, hàng bánh ướt vẫn ế quá nửa. Toản không chịu thua. Cậu lái xe đến các trường: ĐH Mở, ĐH Kinh tế TP. HCM để bán cho các bạn sinh viên trực "Tiếp sức mùa thi". Toản hiện đang theo đuổi khóa học truyền thông, kéo dài một năm. "Nhiều sinh viên muốn bỏ học để đi kiếm tiền. Các bạn chắc không lường hết, khi còn quá trẻ mà phải mưu sinh thì sai lầm sẽ quật cho ta những đòn đau khốc liệt.

Môi trường học tập luôn có giá trị riêng mà thường khi đã mất, người ta mới có thể nhận ra", Toản bộc bạch. Có lẽ, đó cũng chính là lý do để Toản, một người bỏ học kiếm tiền, đã lại nỗ lực để quay trở về lớp học.

Toàn chia sẻ: "Thực ra, chúng ta quen nghĩ bán hàng rong là nghèo. Nhưng cô bán xôi ngay cạnh mình, kiếm lời hơn 1 triệu đồng/ngày, 30 triệu đồng/tháng". Khi được hỏi về sự chênh lệch giữa mức lương 3 - 4 triệu đồng của sinh viên mới ra trường và thu nhập cả chục triệu đồng khi bán rong, Toản nói: "Học vấn cao mang lại mối quan hệ, hiểu biết rộng và đặc biệt là cơ hội phát triển bản thân. Đó là những thứ "lợi ích mềm" mà một người bán hàng rong chắc chắn không thể có được".
Read more…

Nhãn gợi ý